Bị cận thị có được thi quân đội không? Những lưu ý khi mổ cận vào những trường chấp nhận mổ sẽ được cung cấp trong bài viết. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ cũng như biết mình nên làm gì để vào trường quân đội nhé.
Hàng năm, các trường quân đội luôn “hút” học sinh, sinh viên dù các trường này có quy chế tuyển sinh rất khắt khe. Vậy nên sẽ có rất nhiều thể loại sinh viên mong muốn được vào trường quân đội trong đó có những người bị cận thị. Vậy đối với những trường hợp này thì đâu là nơi có thể chấp nhận họ. Hãy cùng theo dõi bài viết này để bạn biết được đáp án chính xác nhất nhé.
Xem nhanh
Bị cận thị có được thi quân đội không?
1. Bị cận có thi vào quân đội được không?
Thời gian sơ tuyển vào các trường quân đội sẽ kết thúc vào ngày 25/4. Tuy nhiên nhiều thí sinh vẫn đang băn khoăn về quy định sơ tuyển bị cận có thi quân đội được không?

Theo quy định tại Thông tư 42/2017 / TT-BQP, tùy theo tính chất đào tạo, một số trường quân đội vẫn tuyển thí sinh bị cận. Trong khi số khác lại nói không với thí sinh mắc tật khúc xạ này ngay từ đợt đầu sơ tuyển vào trường.
Các trường quân đội không lấy cận thị: Học viện Lục quân 1, Học viện Lục quân 2. Học viện Chính trị, Học viện Pháo binh, Học viện Công binh, Học viện Tăng – Thiết giáp. Học viện Thông tin, Học viện Đặc công, Học viện Phòng hóa.
Các trường quân đội lấy cận thị: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự. Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân. Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự (Vin-Hem Pích).
>> Xem thêm: Các Bệnh Về Mắt Nguy Hiểm Bạn Cần Lưu Ý
2. Có hình xăm có được thi trường quân sự?
Theo quy định tại Thông tư 17/2016 / TT-BQP, các trường quân đội không tuyển thí sinh có hình xăm trên cơ thể kinh dị, kỳ dị, khiêu khích, bạo lực, phản cảm.
Như vậy, những thí sinh có hình xăm nhưng không kinh dị, kỳ dị, khiêu khích, bạo lực, phản cảm vẫn có cơ hội vào trường quân đội. Tuy nhiên, ở vòng sơ tuyển, Ban tuyển sinh quân sự sẽ xem xét kỹ các trường hợp thí sinh có hình xăm để đưa ra quyết định.

Những lưu ý khi mổ cận thị sơ tuyển
Trong quá trình tuyển chọn, ứng viên cần hoàn thành vòng sơ tuyển đầu tiên. Cụ thể, vòng sơ khảo sẽ xét các yếu tố: tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn chính trị, đạo đức.
Theo đó, thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển. Tại Ban Tuyển sinh quân sự (TSQS) cấp huyện (quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú. Thí sinh là quân nhân tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương (gọi chung là TSQS cấp trung đoàn).
Khi đăng ký sơ tuyển, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Trường Sĩ quan Chính trị. Còn các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội (thực hiện đăng ký theo quy định của Bộ GD & ĐT).
Liên quan đến vấn đề mổ cận thị, ban tuyển sinh cho biết, trường không tuyển thí sinh bị cận thị. Nếu muốn học, khi sơ tuyển, thí sinh phải ký giấy đồng ý mổ cận thị. Sau khi nhập học, thí sinh phải qua sơ tuyển một lần nữa. Hàng năm tại trường, học sinh phải được khám sức khỏe định kỳ.
Nếu trong quá trình học, nếu bạn bị cận thị khi đi khám sức khỏe thì Bộ Quốc phòng và nhà trường sẽ đảm bảo điều trị cho bạn. Không chỉ cận thị mà các bệnh khác theo quy định, học sinh đều được hưởng chế độ này.

Học quân sự có phải xác minh lý lịch không?
Theo Thông tư 17/2016 / TT-BQP, người chấm thi sẽ về địa phương nơi thí sinh cư trú để thẩm tra lý lịch.
Nội dung xác minh bao gồm tất cả các khía cạnh, trọng tâm, lịch sử chính trị, tình hình kinh tế, quan hệ xã hội của gia đình và người dự tuyển. Từ ông, bà, cha, mẹ, vợ (chồng), cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ruột để xác minh lý lịch rõ ràng. Ý thức chấp hành pháp luật của địa phương ra sao. Từ đó mới kết luận họ đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng. .
Ngoài những lưu ý về quy chế sơ tuyển vào các trường quân đội nêu trên. Thí sinh cần lưu ý một số điểm mới trong Quy chế tuyển sinh vào các trường quân đội được công bố tại Thông tư 24/2018 / TT-BQP. Bao gồm quy định nhiều trường quân đội tuyển thí sinh nữ và siết chặt tiêu chuẩn sức khỏe đối với thí sinh trúng tuyển.
Giờ thì bạn đã biết bị cận thị có được thi quân đội không và những trường nhận đến không nhận là trường nào rồi phải không. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ và biết cách làm gì để vào trường quân đội thích hợp nhất nhé.